Căn hộ có tổng diện tích 83 m2, nằm trong khu tái định cư ở Cầu Giấy (Hà Nội). Qua vài năm sử dụng, căn hộ trở nên cũ kỹ. Sự phân chia mặt bằng thiếu khoa học, không gian tối khiến chủ nhà phân vân có nên sống ở một nơi thế này nữa không.
Sau khi cân nhắc về giá nhà đất hiện tại, chủ nhà quyết định ủy thác cho nhóm kiến trúc sư Tạ Tiến Vĩnh và Trương Tuấn Chung thiết kế, cải tạo lại căn hộ.
Các kiến trúc sư đã phá đi một phòng ngủ ở chính giữa căn hộ để tạo ra một không gian chung (phòng khách - phòng ăn - phòng bếp - khu đọc sách, vui chơi).
Gia đình sống trong căn hộ có 2 vợ chồng, một con nhỏ. Bởi vậy, khối liên thông này giúp cho cả nhà dễ dàng giao lưu với nhau, trẻ có chỗ vui chơi trong tầm mắt của người lớn.
Bốn không gian này có thể vay mượn diện tích của nhau và sử dụng được liên hoàn, tạo ra một không gian với bốn chức năng. Nhờ thế mà căn phòng được thông gió, đủ sáng.
Điểm độc đáo của căn hộ là trang trí gạch bông lên một số nơi trong nhà như tường phòng khách, phòng ngủ chính và bếp.
Gạch bông ốp được lên khối đặt tivi mang đến cảm giác nhẹ nhàng và ngộ nghĩnh (phía sau khối này là phòng ngủ nhỏ).
Trẻ em thích thú vui chơi trong không gian đọc sách, thư giãn.
Tại phòng ngủ chính, phần tường tiếp giáp với phòng khách được cắt đi 40 cm trước khi gặp trần nhà. Trong nhà còn có thêm 2 phòng ngủ nữa.
Gạch bông xuất hiện phổ biến tại Việt Nam vào những năm 1990, được sử dụng lát sàn nhà. Nó ăn vào tâm trí người Việt để nhớ về một thời kỳ khó khăn. Hiện tại, vật liệu này được tái sản xuất với vai trò làm đẹp cho những không gian có tính chất nghệ thuật.
Nhờ có khối gạch bông này mà gian bếp trở nên mới lạ, đầy sắc màu chứ không đơn điệu như trước.
Phối cảnh toàn căn hộ hiện tại. Không gian 83 m2 không thực sự rộng cho gia đình 5 người, nhưng nhờ được bố trí hợp lý, căn hộ đáp ứng đầy đủ công năng mà vẫn nghệ thuật.
Bố trí mặt bằng trước và sau.
(nguồn vnexpress.net)