Mua sắm nội thất tùy hứng, không cân nhắc có thể dẫn đến những tình huống "dở khóc dở cười".
Mua sắm nội thất và phụ kiện trang trí nhà cửa luôn luôn là niềm vui - ít nhất là với tôi - nhưng giống với hầu hết mọi thứ, chắc chắn sẽ có những quyết định đúng và sai.
Nếu bạn có một trong những thói quen xấu dưới đây, cần kiên quyết từ bỏ chúng "từ trong trứng nước" để tránh phải hối hận về sau.
1. Mua ghế ngồi nhưng không ngồi thử
Bạn có thể "phải lòng" vẻ ngoài đẹp đẽ, lôi cuốn của một bộ sofa hoặc chiếc ghế bành, nhưng trừ khi bạn chắc chắn nó đủ thoải mái dành cho bản thân và các thành viên trong gia đình, nếu không nó sẽ trở thành một khoản chi tiêu lãng phí.
Điều quan trọng là phải kiểm tra ghế bằng cách ngồi thử, để xác nhận xem nó có thực sự phù hợp với bạn, đặc biệt là những món đồ sẽ được sử dụng thường xuyên.
Điều quan trọng là phải kiểm tra ghế bằng cách ngồi thử, để xác nhận xem nó có thực sự phù hợp với bạn, đặc biệt là những món đồ sẽ được sử dụng thường xuyên.
2. Không kiểm tra màu sắc của sơn và vải trong không gian
Hiện nay, nhiều người có xu hướng chọn mua các loại vải và sơn ở cùng một cửa hàng. Hãy kiên nhẫn và mang mẫu về nhà trước khi mua để biết chính xác màu sắc trông ra sao khi ở trong không gian của bạn.
Đừng bao giờ lười biếng và quyết định dựa trên phỏng đoán chủ quan. Bạn chỉ nên rút hầu bao khi chắc chắn đó là sự lựa chọn hoàn hảo.
Đừng bao giờ lười biếng và quyết định dựa trên phỏng đoán chủ quan. Bạn chỉ nên rút hầu bao khi chắc chắn đó là sự lựa chọn hoàn hảo.
3. Mua tất cả mọi thứ ở cùng một nơi
Mặc dù nó có thể dễ dàng và thuận tiện, nhưng mua sắm nội thất cho ngôi nhà ở cùng một cửa hàng sẽ làm cho không gian sống của bạn giống hệt một cuốn catologue - theo một cách tiêu cực.
Thay vào đó, tìm kiếm thêm nhiều nguồn khác nhau từ các đại lý phân phối đến cửa hàng bán lẻ, cá nhân... rồi từ từ điều chỉnh sao cho hợp lý nhất. Cách này giúp bạn mua sắm đa dạng hơn rất nhiều.
Thay vào đó, tìm kiếm thêm nhiều nguồn khác nhau từ các đại lý phân phối đến cửa hàng bán lẻ, cá nhân... rồi từ từ điều chỉnh sao cho hợp lý nhất. Cách này giúp bạn mua sắm đa dạng hơn rất nhiều.
4. Để nhân viên bán hàng dẫn dắt
Thiết kế và trang trí luôn mang đậm dấu ấn cá nhân. Vì thế, ngay cả với một món đồ đang được giảm giá và được nhân viên bán hàng liên tục khẳng định là tốt nhất, đẹp nhất, hợp mốt nhất... nếu bạn không thích nó, đừng mất thời gian suy nghĩ lại.
Đừng quên rằng bạn là người sẽ sống với nó hàng ngày. Do đó, khi cảm thấy đang bị các nhân viên bán hàng dẫn dắt vào thứ gì đó không đúng sở thích, bạn nên kiên quyết từ chối và dời đi.
5. Mua tất cả mọi thứ trong 1 ngày
Nói đến trang trí nội thất là nói đến việc mua sắm và sắp xếp đồ đạc. Tuy nhiên, rất khó để hoàn thành công việc nếu bạn chỉ dành ra 1 ngày duy nhất. Thực tế, sinh hoạt hàng ngày của bạn và gia đình sẽ không bị xáo trộn nếu thiếu một chiếc bàn trong vài tuần - khi bạn dành thời gian tìm kiếm một chiếc thật sự hoàn hảo.
Hãy nhớ rằng miễn cưỡng mua một món đồ nào đó bạn không thích chỉ vì cảm thấy cần phải thiết lập mọi thứ ngay lập tức, sẽ không bao giờ tạo nên một thiết kế đẹp và hữu ích.
6. Không kiểm tra đồ cũ, đồ cổ cẩn thận
Không hiếm người có thói quen mua đồ nội thất cũ tại chợ trời, hội chợ giảm giá,... Điều này không hề xấu, nó giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và cũng có thể tìm được những món đồ ưng ý. Dù vậy, trước khi trả tiền, hãy dành thêm một chút thời gian để kiểm tra lại món đồ thật kỹ càng, xem chúng có bị nứt, gỉ sét, mục nát,... hay không. Có như vậy, bạn không bao giờ phải ân hận vì đã tốn tiền cho một món đồ cũ vô dụng.
7. Mua sắm mà không đo đạc kích thước
Bạn có thể sử dụng mắt để quan sát khi chọn mua tranh ảnh nghệ thuật hoặc gối ôm. Nhưng, với đồ nội thất và thảm trải sàn, bạn phải nắm rõ kích thước của từng không gian cụ thể trước khi mua. Bạn ắt hẳn sẽ phải xấu hổ với người thân nếu ghế sofa bạn thích và mua về không thể "lọt qua" cửa nhà, hoặc chiếc bàn ăn quá nhỏ so với căn phòng...
(Theo Eva)