LỊCH SỬ CÂY LANH
Cây lanh phát triển tốt nhất ở miền bắc nước Pháp, Bỉ và Hà Lan. Đất đai trù phú và khí hậu Biển Bắc ôn hòa, nơi nắng và mưa luân phiên, là điều kiện lý tưởng để trồng một loại sợi có chất lượng tốt nhất trên toàn thế giới.Vào năm 2020, khoảng 150.000 ha cây lanh đã được gieo trồng ở Bỉ, Pháp và Hà Lan, chiếm 80% sản lượng lanh trên toàn thế giới
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ THU HOẠCH CÂY LANH
THÁNG 3
Vào tháng 3 mùa xuân hàng năm, những người trồng lanh theo dõi chặt chẽ sự thay đổi thời tiết, chờ đợi cho đến thời điểm thích hợp để gieo hạt. Cây lanh phát triển rất nhanh, chỉ sau 100 ngày, có thể đạt chiều cao khoảng 1 mét.
THÁNG 6
Cây lanh nở hoa rộ vào cuối tháng 6. Khi đó, toàn bộ cánh đồng chuyển sang màu xanh điểm xuyết hoa tím trong vài ngày, sau đó hoa tàn rất nhanh và rụng.
THÁNG 7
Khi cây lanh được thu hoạch, nó được kéo chứ không phải cắt như các loại cây khác. Các máy tùy chỉnh kéo hai hàng lanh từ đất lên cùng một lúc. Cây lanh được đặt nằm nghiêng và xếp thành hàng song song trên cánh đồng.
THÁNG 8
Sau khi thu hoạch, cây lanh sẽ được phơi trên cánh đồng với điều kiện nắng, sương và mưa xen kẽ nhau. Các vi sinh vật trong môi trường sẽ hòa tan pectin và làm lỏng các sợi. Đất cũng đóng một vai trò trong quá trình này và góp phần tạo nên màu be đặc trưng của cây lanh.Việc phơi cây lanh có thể kéo dài khoảng sáu tuần, tùy thuộc vào thời tiết. Chỉ có những người nông dân có kinh nghiệm mới xác định được khi nào đã đạt yêu cầu. Nếu thời gian phơi quá ngắn thì sợi sẽ khó tách ra. Nếu thời gian quá dài, sợi sẽ bắt đầu bị thối, làm giảm độ bền kéo sợi.
THÁNG 9
Sau khi phơi đạt yêu cầu, sợi lanh được nhặt bằng máy tùy chỉnh và buộc lại với nhau thành cuộn lớn, mỗi cuộn có thể nặng tới 300 kg.
QUY TRÌNH XỬ LÝ SỢI LANH
CẮT SỢI
Các con lăn lớn trong máy cắt cây sẽ bẻ gãy các thân gỗ của cây để tách sợi ra khỏi thân cây.Các phế phẩm còn lại sẽ được tiếp tục chế biến thành ván dăm hoặc chất độn chuồng cho động vật, hoặc làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp giấy.
CHẢI TÁCH SỢI
Hàng ngàn chiếc ghim chải sợi lanh cho đến khi chỉ còn lại sợi tinh khiết nhất. Các sợi ngắn còn lại được tách ra khỏi các sợi dài hơn. Sợi dài được sử dụng để sản xuất loại vải có chất lượng tốt nhất. Sợi ngắn được xử lý thành sợi thô hơn.
QUAY SỢI
Trước khi bắt đầu kéo sợi, các sợi được trộn lẫn để thu được sợi có màu sắc và chất lượng như nhau. Tiếp theo, sợi lanh được đưa qua máy kéo sợi và được kẹp giữa các con lăn để kéo dài thành sợi theo từng định lượng nhất định.
SUỐT CHỈ
Sợi lanh sau khi được xe lại sẽ tiếp tục quấn trên một ống chỉ. Vòng quay quanh ống sợi có tốc độ cao để đảm bảo phân bố đều sợi và chuyển động quay của trục xoay làm xoắn các sợi để đảm bảo độ xoắn cần thiết.
DỆT SỢI VÀ XỬ LÝ
Sợi lanh được đưa vào máy dệt thành vải. Vải tiếp tục được loại bỏ tạp chất hoặc sợi dư thừa.Vải có thể trải qua nhiều quá trình xử lý như giặt, tẩy, nhuộm và hoàn thiện đặc biệt để ra được chất lượng theo yêu cầu.
Ngày nay, người ta thường dùng công nghệ “stone wash” làm vải trông mộc hơn, làm tăng độ mềm và linh hoạt của linen. Để có được sản phẩm linen stone washed, người ta dùng đá bọt để “giặt” vải, sức mạnh va đập của đá lên sản phẩm sẽ tạo nên bề mặt mềm mịn rất khác biệt, chỉ có ở linen. Công nghệ wash hiện đại này còn giúp linen bền màu, càng sử dụng vải càng mềm mại hơn.
ĐẶC TÍNH CỦA VẢI LINEN
Ưu điểm:
- Vải linen tự nhiên đặc biệt an toàn, thân thiện với người sử dụng và kháng khuẩn tự nhiên. Ở các nước như Bỉ, Pháp, nông dân không sử dụng nước tưới hay phân bón trong quá trình trồng trọt nên vải lanh là lựa chọn hàng đầu cho loại vải bền vững. Vải lanh thậm chí còn có khả năng phân hủy sinh học khi nó ở cuối vòng đời.- Vải có độ bền cao hơn rất nhiều so với các loại vải khác, lên tới khoảng 5,5 đến 6,5 gm/den (đơn vị đo độ bền của vải), bền hơn vải cotton 30%
- Vải linen cũng có khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác mát, thoải mái khi sử dụng. Vải lanh có khả năng chống ẩm, có thể hấp thụ độ ẩm lên tới 20% mà không hề có cảm giác ướt.
Nhược điểm:
- Độ co giãn của vải linen thấp, có thể xuất hiện những nếp nhăn, nếp gấp trên bề mặt vải khi chúng ta sử dụng và bảo quản không đúng cách.- Vải linen có nhược điểm lớn nhất là khả năng chịu độ ma sát cực kém. Do kết cấu đan từ sợi vải thiên nhiên nên nếu ma sát mạnh sẽ gây ra tình trạng trầy xước, bề mặt vải sẽ mất đi độ bóng và sang trọng ban đầu.
- Giá thành của vải linen tự nhiên khá cao so với mặt bằng các loại vải. Tùy theo định lượng và yêu cầu xử lý, giá vải có thể dao động từ 200.000 – 600.000 đồng/md. Tuy nhiên ngày nay, với công nghệ dệt vải hiện đại, người ta có thể dệt pha trộn sợi linen và nhiều loại sợi khác nhau như cotton, polyester… để giảm giá thành.
ỨNG DỤNG CỦA LINEN TRONG SẢN XUẤT NỘI THẤT BỌC NỆM
Ngày nay, cũng như ngành thời trang, linen xuất hiện ngày càng phổ biến trong ngành nội thất, đặc biệt là ở phương Tây khi người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các chất liệu thân thiện môi trường, yêu thích sự mộc mạc và cảm giác thoải mái khi sử dụng. Linen được ứng dụng nhiều nhất trong rèm cửa, chăn ga trải giường, sofa.Đối với sofa, do đặc thù thấm hút tốt và thường sử dụng gam màu sáng nên vải linen chủ yếu được ứng dụng trong các loại sofa có vỏ tháo rời, có thể dễ dàng vệ sinh tại gia đình. Sự thư thái êm ái và cảm giác mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông là điều tuyệt vời nhất mà những bộ sofa vải linen đem đến cho người dùng.
THAM KHẢO BỘ SƯU TẬP SOFA FLAXY CỦA HOME'FURNI VỚI ỨNG DỤNG VẢI LINEN
LƯU Ý VỆ SINH SOFA VẢI LINEN
- Vải lanh cũng không có khả năng chống vết bẩn nên cần xử lý giặt ngay khi gặp phải các vết bẩn.- Không dùng nước nóng để giặt hoặc sấy ở nhiệt độ cao vì làm vải lanh bị co lại hoặc làm sợi vải yếu đi.
- Không dùng thuốc tẩy vì nó sẽ làm sợi vải yếu đi và có thể làm thay đổi màu vải lanh.
Source: www.libeco.com