Tết Trung Thu được xem là một lễ hội khá lớn ở một số quốc gia Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, …. Cho đến giờ vẫn chưa có một thông tin chính thức về sự ra đời hay nguồn gốc của Tết Trung Thu. Có người cho rằng nó bắt nguồn từ Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nó du nhập từ Trung Quốc.
Với nền văn minh to lớn, phát triển và sức ảnh hưởng của Trung Quốc, người Trung Quốc có thể tự hào cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ họ. Có sự tích cho rằng Tết Trung Thu ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 8 thời vua Đường Minh Hoàng ở bên Trung Quốc. Nhưng những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng những hình ảnh về Tết Trung Thu cũng đã xuất hiện trên Trống đồng Ngọc Lũ một trong những chiếc Trống đồng Đông Sơn, một loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn, thời điểm mà chúng ta vẫn chưa chịu sự độ hộ cũng như những ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc và thậm chí là xuất hiện khá lâu trước sự tích về vua Đường Minh Hoàng đặt ra ngày Tết Trung Thu.
Quả thật để xác định nguồn gốc và thời gian lễ hội Tết Trung Thu là việc không hề đơn giản, vì không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia khác. Chưa kể đến lòng tự tôn của mỗi dân tộc đều mong muốn mình trở thành cái nôi bắt nguồn cũng như có sức ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác.
Nhưng có một luận điểm theo tôi khá thú vị, mang tính trung lập mà các bạn có thể tham khảo. Mặt Trời và Mặt Trăng được xem là 2 vị thần lớn, được nhiều dân tộc xa xưa thờ cúng. Từ thời cổ xưa, các vua chúa đã có tục lệ tế Mặt Trời vào mùa xuân và tế Mặt Trăng và mùa thu để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu … Và theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu, được coi là ngày “lành” để làm lễ cúng tế Mặt Trăng, cũng là thời điểm sau khi gieo trồng. Có lẽ đó là lý do mà nhiều quốc gia ở Châu Á khác cũng chọn đây là ngày để tổ chức Tết Trung Thu.
Có lẽ đó là cách giải thích hợp lý nhất về ngày lễ này. Nếu như ở Trung Quốc có câu chuyện về Hằng Nga – Hậu Nghệ, thì Việt Nam cũng có sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa, Nhật Bán có nàng tiên ống tre ... Và có lẽ ở mỗi quốc gia đều có câu chuyện riêng của mình cho Tết Trung Thu.
Ý Nghĩa:
Ở mỗi quốc gia, Tết Trung Thu lại mang một ý nghĩa đặc biệt. Ở Việt Nam đây được xem là Tết Thiếu Nhi. Vì vậy, vào ngày này, ngoài việc mua sắm các món đồ để cúng lễ, người lớn còn tặng khá nhiều quà cho trẻ em. Các em thiếu nhi sẽ được tặng quà, bánh trung thu, những chiếc lồng đèn đủ màu sắc và hình dạng. Nhiều hoạt đồng vui chơi được diễn ra như văn nghệ, các trò chơi dân gian, mua lân – sư tử … nhằm mang lại cho các em thiếu nhi một đêm tràn ngập niềm vui và thường được kết thúc là lễ phá cỗ. Bên cạnh đó đây cũng là ngày tưởng nhớ đến tổ tiên của người Việt Nam.Nhưng theo thời gian nó dần chuyển thành ngày Tết của người lớn, khi mà mọi người tranh thủ dịp này để tặng quà, biếu xén cho nhau.
Đối với người Nhật Bạn, nó có tên gọi là "Tsukimi" (lễ hội ngắm trăng), được xem là lễ hội tôn vinh mùa thu, thời điểm trăng tròn và đẹp nhất năm. Món bánh truyền thống được sử dụng trong lễ hội này của người Nhật là bánh Dango - bánh gạo nếp còn trẻ em thì tham gia rước đèn cá chép.
Người Hàn Quốc thì gọi đây là "Chuseok" (nghĩa đen là đêm mùa thu), đây được xem là ngày hội mùa của người Hàn Quốc và tưởng nhớ đến những người đã khuất, bày tỏ lòng biết ơn đến với tổ tiên. Loại bánh truyền thống được sử dụng trong lễ hội này của người Hàn Quốc là bánh Songpyeon - bánh gạo hình bán nguyệt. Nếu như nhiều quốc gia, dân tộc xem trăng tròn là biểu tưởng của sự viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem hình ảnh trăng khuyết mới là lý tưởng.
Người Trung Quốc thì xem Tết Trung Thu là “Tết Đoàn Viên”, dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tu, cùng nhau ăn bánh ngắm trăng.
...
Dù mang ý nghĩa gì thì những hoạt động không thể thiếu trong ngày này ở các quốc gia là ăn món bánh truyền thống trong dịp lễ, ngắm trăng hoặc có thêm đèn lồng và được xem là ngày lễ lớn rất được quan tâm ở các quốc gia đó.
Với nền văn minh to lớn, phát triển và sức ảnh hưởng của Trung Quốc, người Trung Quốc có thể tự hào cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ họ. Có sự tích cho rằng Tết Trung Thu ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 8 thời vua Đường Minh Hoàng ở bên Trung Quốc. Nhưng những nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng những hình ảnh về Tết Trung Thu cũng đã xuất hiện trên Trống đồng Ngọc Lũ một trong những chiếc Trống đồng Đông Sơn, một loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn, thời điểm mà chúng ta vẫn chưa chịu sự độ hộ cũng như những ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc và thậm chí là xuất hiện khá lâu trước sự tích về vua Đường Minh Hoàng đặt ra ngày Tết Trung Thu.
Quả thật để xác định nguồn gốc và thời gian lễ hội Tết Trung Thu là việc không hề đơn giản, vì không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia khác. Chưa kể đến lòng tự tôn của mỗi dân tộc đều mong muốn mình trở thành cái nôi bắt nguồn cũng như có sức ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác.
Nhưng có một luận điểm theo tôi khá thú vị, mang tính trung lập mà các bạn có thể tham khảo. Mặt Trời và Mặt Trăng được xem là 2 vị thần lớn, được nhiều dân tộc xa xưa thờ cúng. Từ thời cổ xưa, các vua chúa đã có tục lệ tế Mặt Trời vào mùa xuân và tế Mặt Trăng và mùa thu để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu … Và theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu, được coi là ngày “lành” để làm lễ cúng tế Mặt Trăng, cũng là thời điểm sau khi gieo trồng. Có lẽ đó là lý do mà nhiều quốc gia ở Châu Á khác cũng chọn đây là ngày để tổ chức Tết Trung Thu.
Có lẽ đó là cách giải thích hợp lý nhất về ngày lễ này. Nếu như ở Trung Quốc có câu chuyện về Hằng Nga – Hậu Nghệ, thì Việt Nam cũng có sự tích Chú Cuội ngồi gốc cây đa, Nhật Bán có nàng tiên ống tre ... Và có lẽ ở mỗi quốc gia đều có câu chuyện riêng của mình cho Tết Trung Thu.
Ý Nghĩa:
Ở mỗi quốc gia, Tết Trung Thu lại mang một ý nghĩa đặc biệt. Ở Việt Nam đây được xem là Tết Thiếu Nhi. Vì vậy, vào ngày này, ngoài việc mua sắm các món đồ để cúng lễ, người lớn còn tặng khá nhiều quà cho trẻ em. Các em thiếu nhi sẽ được tặng quà, bánh trung thu, những chiếc lồng đèn đủ màu sắc và hình dạng. Nhiều hoạt đồng vui chơi được diễn ra như văn nghệ, các trò chơi dân gian, mua lân – sư tử … nhằm mang lại cho các em thiếu nhi một đêm tràn ngập niềm vui và thường được kết thúc là lễ phá cỗ. Bên cạnh đó đây cũng là ngày tưởng nhớ đến tổ tiên của người Việt Nam.Nhưng theo thời gian nó dần chuyển thành ngày Tết của người lớn, khi mà mọi người tranh thủ dịp này để tặng quà, biếu xén cho nhau.
Đối với người Việt thì Tết Trung Thu đồng nghĩa với Tết Thiếu Nhi
Đối với người Nhật Bạn, nó có tên gọi là "Tsukimi" (lễ hội ngắm trăng), được xem là lễ hội tôn vinh mùa thu, thời điểm trăng tròn và đẹp nhất năm. Món bánh truyền thống được sử dụng trong lễ hội này của người Nhật là bánh Dango - bánh gạo nếp còn trẻ em thì tham gia rước đèn cá chép.
Bánh dango được sử dụng trong lễ hội Tsukimi của người Nhật
Người Hàn Quốc thì gọi đây là "Chuseok" (nghĩa đen là đêm mùa thu), đây được xem là ngày hội mùa của người Hàn Quốc và tưởng nhớ đến những người đã khuất, bày tỏ lòng biết ơn đến với tổ tiên. Loại bánh truyền thống được sử dụng trong lễ hội này của người Hàn Quốc là bánh Songpyeon - bánh gạo hình bán nguyệt. Nếu như nhiều quốc gia, dân tộc xem trăng tròn là biểu tưởng của sự viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem hình ảnh trăng khuyết mới là lý tưởng.
Trung Thu của người Hàn Quốc không thể thiếu Songpyeon
Người Trung Quốc thì xem Tết Trung Thu là “Tết Đoàn Viên”, dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tu, cùng nhau ăn bánh ngắm trăng.
...
Dù mang ý nghĩa gì thì những hoạt động không thể thiếu trong ngày này ở các quốc gia là ăn món bánh truyền thống trong dịp lễ, ngắm trăng hoặc có thêm đèn lồng và được xem là ngày lễ lớn rất được quan tâm ở các quốc gia đó.
Nhân dịp Tết Trung Thu 2014, Siêu Thị Nội Thất Online HOME'FURNI xin kính chúc tất cả mọi người, đặc biệt là các em thiếu nhi có một đem Trung Thu tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.