Lần này, sẽ không là những người phụ nữ nổi tiếng đã đi vào lịch sử hay những người phụ nữ thành đạt được mọi người kính nể mà đối với rất nhiều người đôi khi chỉ cần được gặp họ ngoài đời thật đã là một sự may mắn. Bây giờ tôi muốn viết về những “bà nội trợ”, những người mà chúng ta vẫn đang gặp và tiếp xúc hàng ngày.
Người ta vẫn thường gọi phụ nữ là “phái yếu”, “phái đẹp” và những người phụ nữ đã có gia đình thì còn được gọi là “bà nội trợ”. Không hiểu tự bao giờ từ “bà nội trợ” đã được dùng cho những người phụ nữ đã lập gia đình, để rồi nó mặc nhiên trở thành một danh xưng, một công việc, ngành nghề của người phụ nữ.
Nói đến đây nhiều người thắc mắc “nội trợ” có phải là một nghề?
Tôi vẫn thường xuyên bắt gắp những bộ hồ sơ trong đó người ta ghi nghề nghiệp của mẹ là “nội trợ”. Và tất nhiên những bộ hồ sơ đó vẫn được xem là hợp lệ. Có thể nói trong mắt nhiều người đó vẫn được xem là một cái “nghề”.
Tuy nhiên tôi rất chú ý đến nó vì thật sự đó là một “nghề” rất đặc biệt.
Không giống như những nghề nghiệp khác, thay vì kiếm ra tiền, đây lại là một “nghề” chỉ có tiêu tiền và tất nhiên là bạn đừng mong đến việc lãnh lương hàng tháng. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn nghề này. Chẳng vậy mà không ít người trong xã hội thường dành tặng những người làm nghề nội trợ những câu nói kiểu như: “… không làm ra tiền”, “ăn bám chồng con”, …
Nó rất đặc biệt vì những nghề nghiệp khác thường có giờ giấc làm việc nhất định, còn người làm “nội trợ” thì chẳng có khái niệm thời gian. Họ chỉ có thể nghỉ ngơi sau khi đã giải quyết những bữa bộn trong ngôi nhà từ những thành viên khác gây ra.
Nó rất đặc biệt vì để là một “bà nội trợ” giỏi bạn phải biết nấu nướng, biết may vá, biết dọn dẹp nhà cửa, kiêm luôn nghề dạy học và chuyên gia tâm lý cho con và nếu không muốn thâm hụt ngân sách gia đình, thì những “bà nội trợ” còn phải trở thành nhân viên kế toán gia đình bất đắc dĩ …. Thế nên, chẳng có gì lạ khi cánh đàn ông thường nói phụ nữ là những người nhỏ nhen, tính toán.
Nó rất đặc biệt vì trong mắt đàn ông đó là một nghề cực kỳ đơn giản, dễ dàng, đó là việc “nhỏ” mặc dù họ chưa từng trải qua. Đối với nhiều người đàn ông thì việc ngồi đọc báo hoặc xem tivi còn khó khăn gấp trăm lần là làm nội trợ nên lúc nào họ cũng chọn cho mình những công việc khó khăn trên và nhường lại việc dễ dàng là “nội trợ” cho vợ của mình.
Và đó là một “nghề” rất dễ bị tổn thương. Vâng họ rất dễ bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần.
Bạn đừng cho rằng công việc của một “bà nội trợ” chỉ diễn ra ở nhà thì luôn được an toàn. Đó là một sai lầm. Đối với người làm nghề “nội trợ” những chuyện như đứt tay, bỏng dầu, nước sôi … do nấu nướng là chuyện vẫn thường xảy ra với họ. Nhưng đó chỉ là những tổn thương nhỏ.
Những “bà nội trợ” tổn thương vì cho dù có cố gắng đến đâu thì một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội vẫn xem họ là những người không làm ra tiền, “ở nhà có chồng nuôi” . Họ tổn thưởng khi đã bỏ cả buổi trời để nấu món ngon cho gia đình, để rồi chỉ nhận lại sự vô tâm của mọi người, mặc dù họ chẳng hề thích món đó tẹo nào, họ nấu chỉ vì chồng, con thích, vậy là quá đủ lý do để nấu một món ăn. Họ tổn thương khi người chồng chẳng dám giới thiệu họ với bạn bè vị sợ phải nói ra nghề nghiệp của vợ là “nội trợ” trong khi vợ của người ta là giáo viên, nhân viên văn phòng …, mà quên rằng trước đó họ cũng từng làm một nghề khác để rồi vì yêu cầu của chồng phải chuyển sang nghề nội trợ. Họ tổn thương vì sợ những đứa con của mình sẽ tổn thương khi phải khai nghề nghiệp của mẹ là nội trợ trong bộ hồ sơ mà bản thân họ đã quên đi những hy sinh lớn lao của cuộc đời mình dành cho gia đình …
Cuộc sống không ngừng vận động và phát triển, trong đời sống hiện đại ngày nay “nội trợ” đã không còn là “nghề chính” được nhiều chị em chọn lựa như trước đây, tôi thật sự rất vui vì điều này. Phụ nữ hiện đại vẫn là những “bà nội trợ” nhưng đó chỉ là công việc ngoài giờ của họ và bên cạnh không ít những bà nội trợ luôn có sự hiện diện của những “ông nội trợ” cùng nhau hoàn thành những công việc gia đình.
Nhân dịp “Ngày Phụ Nữ Việt Nam - 20/10” xin chúc tất cả những “bà nội trợ” luôn được trân trọng, yêu thương và luôn có một “ông nội trợ” bên cạnh.
Người ta vẫn thường gọi phụ nữ là “phái yếu”, “phái đẹp” và những người phụ nữ đã có gia đình thì còn được gọi là “bà nội trợ”. Không hiểu tự bao giờ từ “bà nội trợ” đã được dùng cho những người phụ nữ đã lập gia đình, để rồi nó mặc nhiên trở thành một danh xưng, một công việc, ngành nghề của người phụ nữ.
Nói đến đây nhiều người thắc mắc “nội trợ” có phải là một nghề?
Tôi vẫn thường xuyên bắt gắp những bộ hồ sơ trong đó người ta ghi nghề nghiệp của mẹ là “nội trợ”. Và tất nhiên những bộ hồ sơ đó vẫn được xem là hợp lệ. Có thể nói trong mắt nhiều người đó vẫn được xem là một cái “nghề”.
Tuy nhiên tôi rất chú ý đến nó vì thật sự đó là một “nghề” rất đặc biệt.
Không giống như những nghề nghiệp khác, thay vì kiếm ra tiền, đây lại là một “nghề” chỉ có tiêu tiền và tất nhiên là bạn đừng mong đến việc lãnh lương hàng tháng. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn nghề này. Chẳng vậy mà không ít người trong xã hội thường dành tặng những người làm nghề nội trợ những câu nói kiểu như: “… không làm ra tiền”, “ăn bám chồng con”, …
Nó rất đặc biệt vì những nghề nghiệp khác thường có giờ giấc làm việc nhất định, còn người làm “nội trợ” thì chẳng có khái niệm thời gian. Họ chỉ có thể nghỉ ngơi sau khi đã giải quyết những bữa bộn trong ngôi nhà từ những thành viên khác gây ra.
Nó rất đặc biệt vì để là một “bà nội trợ” giỏi bạn phải biết nấu nướng, biết may vá, biết dọn dẹp nhà cửa, kiêm luôn nghề dạy học và chuyên gia tâm lý cho con và nếu không muốn thâm hụt ngân sách gia đình, thì những “bà nội trợ” còn phải trở thành nhân viên kế toán gia đình bất đắc dĩ …. Thế nên, chẳng có gì lạ khi cánh đàn ông thường nói phụ nữ là những người nhỏ nhen, tính toán.
Nó rất đặc biệt vì trong mắt đàn ông đó là một nghề cực kỳ đơn giản, dễ dàng, đó là việc “nhỏ” mặc dù họ chưa từng trải qua. Đối với nhiều người đàn ông thì việc ngồi đọc báo hoặc xem tivi còn khó khăn gấp trăm lần là làm nội trợ nên lúc nào họ cũng chọn cho mình những công việc khó khăn trên và nhường lại việc dễ dàng là “nội trợ” cho vợ của mình.
Và đó là một “nghề” rất dễ bị tổn thương. Vâng họ rất dễ bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần.
Bạn đừng cho rằng công việc của một “bà nội trợ” chỉ diễn ra ở nhà thì luôn được an toàn. Đó là một sai lầm. Đối với người làm nghề “nội trợ” những chuyện như đứt tay, bỏng dầu, nước sôi … do nấu nướng là chuyện vẫn thường xảy ra với họ. Nhưng đó chỉ là những tổn thương nhỏ.
Những “bà nội trợ” tổn thương vì cho dù có cố gắng đến đâu thì một bộ phận không hề nhỏ trong xã hội vẫn xem họ là những người không làm ra tiền, “ở nhà có chồng nuôi” . Họ tổn thưởng khi đã bỏ cả buổi trời để nấu món ngon cho gia đình, để rồi chỉ nhận lại sự vô tâm của mọi người, mặc dù họ chẳng hề thích món đó tẹo nào, họ nấu chỉ vì chồng, con thích, vậy là quá đủ lý do để nấu một món ăn. Họ tổn thương khi người chồng chẳng dám giới thiệu họ với bạn bè vị sợ phải nói ra nghề nghiệp của vợ là “nội trợ” trong khi vợ của người ta là giáo viên, nhân viên văn phòng …, mà quên rằng trước đó họ cũng từng làm một nghề khác để rồi vì yêu cầu của chồng phải chuyển sang nghề nội trợ. Họ tổn thương vì sợ những đứa con của mình sẽ tổn thương khi phải khai nghề nghiệp của mẹ là nội trợ trong bộ hồ sơ mà bản thân họ đã quên đi những hy sinh lớn lao của cuộc đời mình dành cho gia đình …
Cuộc sống không ngừng vận động và phát triển, trong đời sống hiện đại ngày nay “nội trợ” đã không còn là “nghề chính” được nhiều chị em chọn lựa như trước đây, tôi thật sự rất vui vì điều này. Phụ nữ hiện đại vẫn là những “bà nội trợ” nhưng đó chỉ là công việc ngoài giờ của họ và bên cạnh không ít những bà nội trợ luôn có sự hiện diện của những “ông nội trợ” cùng nhau hoàn thành những công việc gia đình.
Nhân dịp “Ngày Phụ Nữ Việt Nam - 20/10” xin chúc tất cả những “bà nội trợ” luôn được trân trọng, yêu thương và luôn có một “ông nội trợ” bên cạnh.
Nguồn: sưu tầm